7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cho người mới kinh doanh

da-dang-hang-tap-hoa_3s

Nhiều bạn trẻ hiện nay chọn cách mở cửa hàng tạp hóa để khởi nghiệp kinh doanh. Lý do được chọn bởi loại hình kinh doanh này không quá kén về tài chính, các mặt hàng dễ tìm, dễ bán. Bạn có thể bắt đầu với quy mô phù hợp. Dưới đây 3s xin chia sẻ 7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Bạn có thể áp dụng để đi đến thành công nhanh nhất, tránh các thất thoát không đáng có.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-tap-hoa_3s

Cách mở cửa hàng tạp hóa

1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa

Thông thường các sản phẩm bày bán trong cửa hàng tạp hóa tương đối đa dạng. Đều là nhu yếu phẩm cần thiết nên khách hàng tiềm năng có ở mọi nơi, bạn có thể dùng mặt tiền sẵn có tại nhà. Tuy vậy, nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng tạp hóa bài bản với quy mô lớn thì lựa chọn địa điểm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Yếu tố này chiếm 70% trong việc quyết định sự thành công của bạn.

Cửa hàng tạp hóa nên có từ một đến hai phía tiếp xúc với đường lớn, đông người qua lại. Vì vậy chúng ta nên chọn khu dân cư sinh sống đông đúc, gần chợ, gần cơ quan, gần các khu công nghiệp,…Tại những địa điểm này, nhu cầu mua sắm sẽ cao hơn, đem lại hiệu quả bán hàng tốt hơn.

2. Khảo sát – phân tích thị trường

Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng tạp hóa, bước tiếp theo bạn nên khảo sát và phân tích thị trường cung ứng.

– Khảo sát khu vực dân cư: Bạn cần nắm được khu vực gồm nhóm dân cư nào(nông dân, công nhân, dân văn phòng, học sinh sinh viên), mật độ, thu nhập,…Ở mỗi nhóm dân cư sẽ có những đặc điểm riêng về nhu cầu sử dụng, sở thích,… Dựa vào đó bạn lựa chọn những mặt hàng trọng tâm để kinh doanh. Bạn có thể tham khảo 1 số kinh nghiệm trong chọn lựa hàng hóa cho từng đối tượng như sau:

+ Nếu là khu vực tập trung nhiều công nhân, học sinh sinh viên: mặt hàng bạn nên chọn là các sản phẩm thông dụng, phổ biến, giá thành rẻ.

+ Nếu đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng: những yếu tố về chất lượng, mẫu mã, trưng bày đẹp mắt lại được đặt ưu tiên.

+ Ngoài ra cũng có một số đối tượng khách thuộc phạm vi khó hơn như: người nước ngoài, người cao tuổi, trẻ em,… thì chủ cửa hàng càng phải tìm hiểu và phân tích kỹ càng hơn.

– Phân tích thị trường cung ứng: Để tránh được những rủi ro, bạn nên quan sát những cửa hàng gần mình xem cách thức họ kinh doanh: họ bán gì, giá thành ra sao, giá buôn, giá nhập, tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì?=> Từ đó đưa ra danh sách những mặt hàng cần phục vụ.

3. Tìm nguồn cung cấp hàng hóa

Trước khi mở cửa hàng tạp hóa nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt. Hiện có rất nhiều nguồn hàng khác nhau, bạn phải tìm nguồn hàng chuẩn( đây là yếu tố quan trọng: Vì nếu hàng không chuẩn, không những không bán được còn bị mất khách).

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, đại lý lớn,… Đồng thời, có thể liên hệ các nhà sản xuất để được nhập giá sỉ và nhận các ưu đãi về giá.

Hầu hết các cửa hàng tạp hóa đều chọn nhập hàng từ một hoặc nhiều nguồn sau:

+ Lấy hàng từ các siêu thị bán buôn.

+ Lấy hàng tại chợ đầu mối chuyên cung cấp các mặt hàng tạp hóa.

+ Làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn.

+ Nhập hàng từ nước ngoài về.

4. Đa dạng mặt hàng

Căn cứ vào việc khảo sát ở mục trên, bạn có thể nhập các mặt hàng phù hợp:

+ Đối với cửa hàng tạp hóa nhỏ, các mặt hàng cần thiết để nhập như: mắm, muối, mì chính, đường, dầu gội,…

+ Các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm những mặt hàng có thương hiệu uy tín, chất lượng cao như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, hoa quả nhập,…Ngoài ra có thể nhập thêm một số hàng xách tay để bán.

Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu bạn cần phải cân nhắc kỹ, tránh bị tồn hàng. Đồng thời, bạn cần chú trọng số lượng sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu từ nhà cung cấp.

da-dang-hang-tap-hoa_3s

Đa dạng mẫu mã hàng hóa

5. Trưng bày hàng hóa hiệu quả, khoa học

Với cửa hàng có diện tích nhỏ, ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Chủ cửa hàng cũng nên chú ý đến sự logic và hành vi của khách hàng. Các hàng hóa bán chạy, đặc biệt các mặt hàng khách hay mua nên được bố trí ở khu vực gần để tiện phục vụ.

Nhờ vào sự sắp xếp này, lựa chọn của khách hàng sẽ nhiều hơn một. Khi thấy cửa hàng trưng bày nhiều sản phẩm, đẹp mắt và giá rẻ họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thêm, ngoài dự định.

6. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Khi mở cửa hàng tạp hóa nhỏ và vừa, diện tích tầm 40 – 60m2. Bạn cần chuẩn bị tiền vốn vào khoảng 200- 300tr. Nếu bạn chọn cách mở cửa hàng tạp hóa lớn, số vốn ban đầu có thể nhiều hơn con số 300tr. Số vốn này chủ yếu để trang trải các chi phí chính:

+ Chi phí mặt bằng: tùy khu vực, sẽ dao động từ 6 – 15tr/tháng. Bạn nên dự tính chi phí thuê 6 tháng, và chi phí đặt cọc ban đầu (khoảng 3 tháng).

+ Chi phí trang thiết bị: kệ trưng bày hàng hóa, máy tính và phần mềm quản lý cửa hàng, thiết bị trang trí.

+ Chi phí lấy hàng lần đầu.

7. Quan tâm đến dịch vụ khách hàng

Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự lựa chọn của khách hàng ngày càng nhiều. Dịch vụ khách hàng khác biệt chính là cứu cánh cho các cửa hàng vừa và nhỏ trong việc phát triển và giữ chân khách hàng.

Bạn cần phải cập nhật nhanh nhất các chương trình khuyến mại từ nhà cung cấp hoặc tự mình đưa ra các chương trình tri ân khách hàng: Chiết khấu cho hóa đơn có giá trị lớn, tặng phiếu mua hàng, phiếu tích điểm, các phần quà kèm theo,…

chuong-trinh-khuyen-mai_3s

Các chương trình tri ân khách hàng

Trên đây là 7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Cơ khí 3s mong rằng những kiến thức hôm nay sẽ góp phần cho sự thành công của bạn.

Chúc các bạn buôn may bán đắt!

 

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Công Nghiệp 3S

Tel:  02463.292.757 – Hotline 0988.663.981

Email: Cokhi3s.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.